Phân tích từ khóa, công ty và website của đối thủ trong chiến lược SEO
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong chiến lược SEO
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong SEO là một cuộc đánh giá
toàn diện bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh trang với công ty
của bạn trong thị trường mà bạn đang hoạt động. Mục đích của việc nghiên cứu
đối thủ cạnh trang là để đánh giá xem
- Website của bạn có cơ hội để vượt qua đối thủ không ?
- Nếu có, thì dùng cách nào để vừa hiệu quả , vừa tiết kiệm thời gian và công sức
Trong SEO, đối thủ cạnh tranh của bạn gồm trong hoạt động thị trường và công cụ tìm kiếm
Thị trường
- Là những công ty, doanh nghiệp bán cùng một loại sản phẩm như bạn và có thể kinh doanh trên mạng hoặc không.
- Họ có trang web như thứ hạng của web họ không được xếp cao trong kết quả tìm kiếm mà bạn đang mong đợi là SEO, nhưng họ cũng được cho là đối thủ của bạn , hãy liệt kê danh sách những công ty đó để bạn có thể đánh giá tốt nhất về đối thủ cạnh tranh với bạn
Công cụ tìm kiếm:
- Là những trang web đang cạnh tranh cùng một từ khóa với bạn hoặc họ có thể không phải là những người bán hàng giống bạn.
- Ví dụ: Bạn đang SEO trong giáo dục, từ khóa “tuyển gia sư giữ trẻ”.Trong 4 kết quả tìm kiếm đầu bạn sẽ thấy có những trang chỉ là trang tin tức của một diễn đàn về tình trạng của gia sư tại trung tâm
Phân tích từ khóa, công ty và website của đối thủ trong chiến lược SEO |
Phân tích mức độ cạnh tranh của một từ khóa cụ thể trong chiến lược seo
Trong quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh trang bạn đã biết sơ về mức độ cạnh tranh từ khóa mà bạn đang có ý định seo rồi. Dựa vào đó bạn biết được mình có cơ hội trong từ khóa đó để có xếp hạng cao hay không .Nếu bạn là một dân seo chuyên nghiệp hãy nên dùng những công cụ trả phí hỗ trợ seo như seomoz .
Phân tích mức độ cạnh tranh từ khóa bạn nên biết gì:
- Số lượng tìm kiếm nơi bạn làm việc và toàn cầu với từ khóa đó
- Phần trăm độ cạnh tranh của từ khóa
- Quan trọng nhất là danh sách 10 trang web đầu với từ khóa cụ thể bạn muốn seo cùng với độ uy tính của các domain, trang web mà được trỏ tới chúng
- Độ uy tín domain và page của bạn có tương ứng với của họ không ?
- Số domain đặt link đến trang web bạn có tương đương với website họ không ?
- Bạn có cải thiện được những thông số này trong tương lai gần không ?
Biết rằng việc xây dựng link tốn thời gian và công sức. Việc bạn xây dựng link từ những trang kem chất lượng sẽ ảnh hướng đến trang bạn với công cụ tìm kiếm nhiều khi bị nó cho là spam.
Dựa vào thông số do công cụ phân tích từ khóa bạn biết được sự cạnh tranh từ khóa đó, bạn có thể khả năng và thời gian để làm SEO nó không .Nếu không bạn hãy tìm những từ khóa có sự cạnh tranh ít để làm.
Hiện nay công cụ tìm kiếm google rất tinh vi và thông minh , bạn có thể sử dụng nó để nghiên cứu từ khóa bạn muốn nhớ phải tắt tính năng cá nhân hóa của google.
Những câu hỏi quan trọng cần hỏi bản thân bạn :
- Đối thủ cạnh tranh có đang seo từ khóa bạn đang có ý định seo không ?
- Có thương hiệu lớn nào đang cạnh tranh từ khóa đó với bạn không ?
- Những web nào đang đứng đầu
- Có kết quả local nào không (dịa điểm, địa chỉ công ty)
- Kết quả video hình ảnh
- Danh mục sản phẩm
- Tin tức
- PPC
Từ khóa bạn muốn seo có đối thủ quá nặng cân , bạn có thể dùng cách khác để xuất hiện trên công cụ tìm kiếm như google news, google images, google palces, google store, youtube,...
Phân tích công ty và website đối thủ trong chiến lược seo
Một bước trong quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là
thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh và website của đối thủ. Điều quan
trọng là bạn phải hiểu rõ những sản phẩm mà đối thủ đang kinh doanh cũng như
cách họ quảng bá sản phẩm của mình trên mạng
Bạn sẽ học được gì từ họ ?
- Trài nghiệm người dùng
- Hệ thống link
- Cách họ sử dụng mạng xã hội
- Chiến lược xây dựng nội dung
- Các kỹ thuật SEO onsite
Hãy lướt web như một người dùng bình thường và lưu lại những
điểm đáng chú ý trên trên web của đối thủ. Tốt nhất nhờ một người bạn lướt web
đó và hỏi họ thích điều gì từ trang web đó , không thích chỗ nào .
Tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau:
- Làm thế nào họ biến một người khách ghé thăm trở thành khách hàng ?
- Việc mua hàng diễn ra như thế nào ?
- Họ dùng cách nào để xây dựng niềm tin với khác hàng ?
- Thiết kế website có đẹp không , có cuốn hút không ?
- Tìm đến sản phẩm dịch vụ mong muốn có dễ không ?
- Họ có đang thực hiện khuyến mãi hay giảm giá không ?
- Ghi chú thật kĩ những câu trả lời. Đây là tư liệu giúp cho bạn xây dựng web cho riêng mình dựa trên những ưu điểm của họ và khắc phục điểm yếu của website đối thủ .
Phân tích mạng xã hội
Cách họ thu hút khách hàng thông qua mạng xã hội sẽ giúp cho
ta học hỏi ,mặc dù không thể copy 100%. Bạn không thể có một cộng đồng trong 1
sớm 1 chiều. Do đó phải học hỏi từ đối thủ của mình và thay đổi cho phù hợp với
chính mình.
Những câu hỏi bạn cần tự trả lời .
- Họ thu hút khách hàng bằng cách nào ?
- Hãy ghé thăng website của họ và xem :
- Công ty, doanh nghiệp của họ có tài khoản facebook , google , twitter hay không ?
- Họ có quan tâm đến cộng đồng của mình không ? có thường xuyên giao tiếp với cộng đồng không ? họ giao tiếp như thế nào ? họ phản ứng như thế nào với những lời bình luận tiêu cực?
- Họ đưa những nội dung nào lên mạng xã hội ? Những nội dung đó là nội bộ hay xả nội dung bên ngoài?
- Nội dung của họ có được chia sẻ không ? Sử dụng Topsy để kiểm tra xem chúng có được chia sẽ trên Google + và Twitter không ?
- Phân tích chiến lược nội dung :
Quan trọng nhất .Thông qua chất lượng nội dung bạn có thể
biết được đối thủ cạnh tranh dành bao nhiêu sự quan tâm cho website của họ.
Những nội dung tốt sẽ thu hút được các link và lưu lượng đến website của bạn.
Giúp bạn kiếm khách hàng và biến những khách ghé thăm thành khách hàng tìm năng
Tự trả lời những câu hỏi sau:
- Trang web có cho phép người dùng để lại nội dung không ? Ví dụ thông tin bình luận , đóng góp ý kiến ?
- Trang web có blog không ? Nếu có , nội dung trên blog là gì ?
- Blog đó có cộng đồng không ? Nội dung trên blog đó có được quan tâm không ? Điều này thể hiện qua số lượng share và số lượng bình luận ? Trong các nội dung trên blog đó, nội dung nào là quan trọng nhất ?
- Trang web có những loại nội dung nào ?
- Bài viết
- Các câu hỏi thường được hỏi
- Tin tức
- Hướng dẫn
- Hình ảnh mô tả thông tin , dữ liệu , kiến thức với mục đích giúp người đọc hiểu những thông tin phúc tạp này một cách nhanh chóng và đơn giản.
- Diễn đàn
- Video giới thiệu công ty hoặc sản phẩm